- Đau cơ bụng sau khi quan hệ: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Cách giảm đau cơ sau khi chơi thể thao “THẦN TỐC” hiệu quả
Đa số người nhiễm HIV ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì bên ngoài. HIV có thể lây nhiễm qua đường tình dục hoặc dùng chung bơm kim tiêm. Ngoài ra, HIV còn có thể lây truyền từ mẹ sang con (phụ nữ HIV có thể sinh con bị nhiễm) và qua đường máu.
Đau cơ ở người nhiễm HIV có ảnh hưởng gì?
Sau một thời gian bệnh phát tác, người bệnh thường có cảm giác đau các cơ, khớp. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Người bệnh thường xuyên thấy mệt mỏi, người rã rệu, không muốn cử động và theo thời gian có thể nghiêm trọng hơn.
Đau cơ, đau khớp, sưng hạch bạch huyết khiến người bệnh thường nhầm với cúm, hoặc các bệnh nhiễm trùng khác, thậm chí là giang mai, viêm gan bởi các triệu chứng của bệnh này giống nhau.
Triệu chứng đau cơ ở người nhiễm HIV
Ngoài triệu chứng đau cơ ở người nhiễm HIV, còn có triệu chứng sốt nhẹ, khoảng 38,8 độ C. Nếu có sốt thì đi kèm với triệu chứng đau họng, đau đầu, phát ban trên da.
Người bệnh chán ăn, lo lắng, sút cân là dấu hiệu bệnh trở nặng, đi kèm với bệnh tiêu chảy. Khoảng 50% người bệnh đổ mồ hôi trộm vào ban đêm trong giai đoạn đầu lây nhiễm HIV.

Nếu người bị nhiễm HIV không khám và điều trị kịp thời thì hơn một nửa số ca nhiễm HIV ở người lớn sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS trong vòng 12-13 năm.
Nếu người bị nhiễm HIV không khám và điều trị kịp thời thì hơn một nửa số ca nhiễm HIV ở người lớn sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS trong vòng 12-13 năm. Và khi đã bị AIDS, người bệnh thường chết sau 18-24 tháng. Vì vậy người bệnh khi có các triệu chứng trên cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Để biết thêm thông tin chi tiết về biểu hiện đau cơ ở người nhiễm HIV, vui lòng liên hệ Khoa Cơ Xương Khớp – Phòng khám chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: Số 286 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội. Tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909.